Trẻ Sơ Sinh Sôi Bụng Ọc Ọc Có Nguy Hiểm Không? Mẹ Cần Chú ý Những Gì.

Tin tức

11 tháng 7, 2025

Quan sát trẻ có dấu hiệu sôi bụng, bụng kêu ọc ọc, ba mẹ chắc hẳn rất lo lắng vì sợ bé mắc các bệnh lý về đường ruột ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của trẻ. Cùng Nounou tìm hiểu về hiện tượng trên và cách xử lý nhé!

1. Vì sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Ở những tuần đầu từ 3 đến 18 tuần tuổi, trẻ hay gặp hiện tượng sôi bụng do tăng nhu động ruột. Khi trẻ mắc phải hiện tượng này, bụng trẻ thường phát ra âm thanh ọc ọc, đôi khi sẽ làm bé cảm thấy khó chịu. Thêm vào đó, trong quá trình tiêu hóa thức ăn, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Sôi bụng có thể gây cho bé căng thẳng thường ngày, dưới đây là một số nguyên nhân.

1.1. Do thức ăn từ mẹ khi đang cho con bú

Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, hầu hết nguồn dinh dưỡng chính là các dưỡng chất đến từ việc mẹ dung nạp thức ăn gì làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do vậy việc kiêng cữ khi cho con bú hết sức ảnh hưởng tới việc tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên kiêng ăn quá nhiều các chất đạm, thực phẩm lạ, đồ ăn qua nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ, đồ sống,... dẫn đến tình trạng tiêu chảy và sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

>>> Xem thêm: Trẻ bị dị ứng đạm bò có nguy hiểm không?

1.2. Ảnh hưởng từ việc nuốt khi khi bú

Trẻ bú mẹ không đúng tư thế hay mẹ chọn bình sữa không phù hợp với trẻ dẫn đến việc em bé nuốt phải qua nhiều không khí khi bú dù bú nhanh hay chậm khiến bụng trẻ òng ọc khó chịu và sôi bụng.

Với trường hợp trẻ sử dụng sữa công thức, khi bố mẹ không pha đúng tỷ lệ sữa như hướng dẫn sử dụng, dẫn đến việc pha sữa quá đặc hoặc loãng, gây khó khăn khi hệ tiêu hóa của trẻ không tiết đủ enzym gây ra hiện tượng trẻ bị sôi bụng, khó tiêu.

(Trẻ bị sôi bụng do bú sai)

1.3. Tình trạng đói hoặc no ở trẻ

Khi tiêu hóa thức ăn, quá trình nhu động ruột sẽ được thực hiện để vận chuyển và tiêu hóa dẫn đến tiếng kêu sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng đó có thể xảy ra khi trẻ ăn quá no. Ngoài ra, nếu trẻ quá đói, hormone tại não sẽ báo động và kích thích khiến trẻ có cảm giác thèm ăn, dạ dày trẻ co bóp liên tục và tạo ra tiếng sôi bụng.

1.4. Bất dung nạp lactose

Các sản phẩm làm từ sữa đôi khi chứa đường lactose. Nhiều bé có thể trạng không đủ enzym để tiêu hóa loại đường này và dẫn đến sôi bụng.

2. Biểu hiện khi trẻ bị sôi bụng

Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân bệnh lý cần được theo dõi và điều trị kịp thời, vì nếu kéo dài có thể dẫn đến biếng ăn, nôn ói, chậm lớn và ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể mắc bệnh Crohn – một dạng viêm ruột gây loét, xuất huyết đường tiêu hóa, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thậm chí có nguy cơ rò rỉ bàng quang hoặc thủng ruột. Dưới đây là một số biểu hiện để ba mẹ dễ dàng nhận biết:

  • Bụng trẻ phát ra âm thanh òng ọc
  • Trẻ khó ngủ hay quấy khóc
  • Trẻ bị ọc hoặc nôn trớ khi ăn 
  • Trẻ bỏ bú, không muốn bú
  • Bé hay dơ chân lên lên bụng để ợ hơi

(Dấu hiệu bị sôi bụng ở trẻ sơ sinh)

3. Các mẹo tránh sôi bụng ở trẻ sơ sinh tại nhà

Để giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ cần:

  • Mẹ nên thận trọng trong quá trình ăn uống: Mẹ nên ăn chín uống sôi, đảm bảo khâu chế biến và sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa, ít gia vị để đảm bảo chất dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ.

(Cách ngừa bé bị sôi bụng)

>>> Xem thêm: Ở Cữ Được Uống Trà Sữa Không?

  • Mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày để nguồn sữa không bị quá đặc để bé dễ dàng tiêu hóa.
  • Chọn bình sữa có cơ chế công thái học vừa vặn với bé, tránh cho bé nuốt quá nhiều không khí khi bú.
  • Trong quá trình bé bú mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi để giải phóng khi ứ đọng trong dạ dày bé nuốt vào khi ăn.
  • Chọn sữa công thức đúng với độ tuổi của bé để hạn chế lượng đường lactose bé sẽ tiêu thụ, khiến cho trẻ không tiêu hóa được.
  • Tránh cho trẻ bú quá nhiều hoặc quá ít gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. 
  • Nên đổi tư thế bú cho bé khi trẻ quấy khóc hoặc sôi bụng. Mẹ có thể đặt trẻ lên vai, thực hiện động tác vỗ ợ để không khí thoát hết ra ngoài. Khi trẻ đầy hoặc sôi bụng, mẹ có thể đặt trẻ nằm ngửa và thực hiện đầu tác gập đầu gối liên tục để trẻ có thể tiêu hóa dễ hơn.
  • Sau bữa ăn khoảng 30 phút, mẹ có thể thực hiện massage bụng để hỗ trợ bé tiêu hóa tốt hơn và giảm đầy hơi. Đặt bé nằm ngửa trong tư thế thoải mái. Mẹ dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt nhẹ bên cạnh rốn, rồi xoay tròn theo chiều kim đồng hồ quanh vùng rốn. Động tác nên ấn nhẹ, xoay đều tay và giữ nhịp chậm rãi, như một cái vuốt ve dịu dàng giúp bé thư giãn, dễ chịu và ngủ ngon hơn.

(Massage khi bé bị sôi bụng)

Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến và thường không đáng lo ngại. Chỉ cần mẹ điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và áp dụng những gợi ý chăm sóc phù hợp, tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện. Tuy nhiên, nếu mẹ đã chủ động kiểm soát các yếu tố gây sôi bụng nhưng bé vẫn tiếp tục gặp phải, thậm chí có biểu hiện nặng hơn hoặc xuất hiện thêm triệu chứng bất thường, thì cần đưa bé đến bác sĩ Nhi khoa để được thăm khám kịp thời. Việc phát hiện và can thiệp đúng lúc sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé, tránh những ảnh hưởng không mong muốn về sau.

Nounou (2025)

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy truy cập website nounou.vn hoặc fanpage NouNou - Chăm sóc trẻ tại nhà hoặc liên hệ ngay đến số hotline 0236 777 9591 để đặt lịch và được tư vấn các gói dịch vụ phù hợp nhé!



  • folder-green

    Chia sẻ kinh nghiệm

  • tag-green

    chăm trẻ sơ sinh,

    trẻ sơ sinh bị sôi bụng,

    sôi bụng và ọc sữa

Contact Information

location icon

Da Nang
A12 Nguyễn Lộ Trạch, Hoà Cường Nam, Hải Châu

Ho Chi Minh
84 Đường số 1, Phường Bình Hưng Hoà A, Quận Tân Bình